Hợp đồng mượn nhà ở hay còn gọi là Giấy cho mượn nhà được lập sau khi hai bên thỏa thuận và ký hợp đồng này để thực hiện việc mượn nhà với một số điều kiện cụ thể được ghi trên hợp đồng cũng như sự ràng buộc pháp lý giữa hai bên.
Tải về: Hợp đồng mượn nhà
Một số lưu ý khi làm hợp đồng cho mượn nhà
1. Địa điểm nhà cho mượn
Trong hợp đồng cần nêu rõ địa điểm căn nhà, diện tích và đặc điểm căn nhà và lưu ý việc kèm theo các giấy tờ cần thiết như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà và Quyền sử dụng đất.
2. Mục đích mượn nhà
Để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro về mặt pháp luật, người cho mượn cần biết rõ người mượn mục đích mượn căn nhà này là gì, đặc biêt bản hợp đồng còn nêu chi tiết Không được mượn nhà vào những mục đích gì.
3. Thời gian mượn
Ghi cụ thể thời gian cho mượn là bao lâu, bắt đầu từ ngày, tháng, năm nào và kết thúc vào ngày, tháng, năm nào
4. Quyền và nghĩa vụ của hai bên
Chi phí mượn nhà và chi tiết bao gồm những chi phí nào.
Trách nhiệm đối với các tài sản bên trong căn nhà.
Bên mượn có trách nhiệm nghĩa vụ giữ gìn bảo quản tài sản.
Lưu ý: Bên cho mượn có quyền đòi lại nhà nếu bên kia vi phạm hợp đồng hoặc khi đòi lại nhà thì cần báo trước bao lâu.
5. Điều khoản chung
Khi chấp nhận thỏa đáng các điều khoản trong hợp đồng. Hai bên ký và ghi rõ hơn tên đồng nghĩa với việc cả 2 đều có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện đúng theo hợp đồng nêu ra. Khi xảy ra tranh chấp không may thì pháp luật sẽ dựa nào hợp đồng để giải quyết. Hai bên cần thực hiện đúng những gì đã ghi ở trên.
Tóm lại, trong bản hợp đồng cần lưu ý số thông tin cơ bản và điều khoản của 02 bên. Hợp đồng cho mượn nhà là loại hợp đồng mượn tài sản có giá trị vì vậy cần phải trình bày rõ ràng bằng văn bản nhằm hạn chế nhiều trường hợp có thể xảy ra trong tương lai hoặc dẫn đến tranh chấp về pháp lý về sau.